Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Bà bầu bị bệnh trĩ: chữa như thế nào vừa hiệu quả lại an toàn cho bé

Chữa bệnh trĩ ở bà bầu làm sao cho hiệu quả mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi là một câu hỏi khó bởi khi mang bầu, người mẹ không được dùng thuốc tây vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Vậy có cách nào chữa bệnh trĩ an toàn không? Cùng phòng khám thai ha đi tìm câu trả lời nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh trĩ ở bà bầu

Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu bị sưng ở vùng hậu môn trực tràng, nằm ở bên trong trực tràng hoặc sa ra ngoài hậu môn. Về cơ bản, bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng và là một trong những tình trạng phổ biến khi mang thai.
Bệnh trĩ có rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một vài lí do khiến bà bầu bị bệnh trĩ:
Nguyên nhân đầu tiên đó là khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên, làm giãn nở các tĩnh mạch vùng xương chậu dẫn tới các tĩnh mạch bị căng giãn hết cỡ và gây ra trĩ.
Sự gia tăng hormone progesterone trong thời gian mang thai làm giãn thành mạch máu dễ tạo nên búi trĩ. Progesterone cũng góp phần gây táo bón vì nó làm giảm trương lực cơ trơn.
Phụ nữ khi mang thai thường có tâm lý căng thẳng, stress kéo dài và thường xuyên mất ngủ dẫn tới cơ thể bị mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở bà bầu.
Bà bầu bị bệnh trĩ sẽ thuộc 1 trong 3 loại sau:


Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, chị em khi mắc trĩ ở thời kì thai nghén không nên chủ quan với căn bệnh này.
Khi mang thai, bà bầu bị bệnh trĩ sẽ phiền toái, khó chịu khi thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau tức ở hậu môn, đôi khi có máu xuất hiện khi đi ngoài, gây bất tiện trong sinh hoạt.
Bên cạnh đó, khi có thai cơ thể thai phụ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh.
Nếu không được điều trị kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn dẫn đến tinh thần thai phụ suy sụp, sự phát triển của em bé cũng bị ảnh hưởng.
Như vậy, bệnh trĩ cũng có ảnh hưởng không ít đến tâm sinh lý và sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên có cách xử lý thích hợp khi bị bệnh trĩ, hoặc nếu bị cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

Cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu


Lúc này, cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng việc sử dụng thuốc là điều tối kỵ, vì các loại thuốc giảm đau hay thuốc co thắt mạch có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với em bé trong bụng.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số giải pháp tự nhiên có tác dụng khá hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai dưới đây:
  • Trái cây và rau xanh là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt trong việc tiêu hóa và giúp phân thải ra ngoài dễ dàng hơn. Hãy bổ sung nhiều rau củ quả hàng ngày để tránh táo bón ở mẹ bầu.
  • Uống nhiều nước bằng cách sử dụng nước lọc, nước trái cây, trà thảo mộc mỗi ngày có tác dụng làm mềm phân và mẹ bầu đi đại tiện dễ hơn, đồng thời làm giảm sự khó chịu của bệnh trĩ khi mang thai.
  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn đúng cách sau khi đi toilet, sử dụng nước ấm để vệ sinh, nên dùng khăn giấy sạch để hạn chế tổn thương và khó chịu cho vùng da hậu môn bị tổn thương.
  • Thai phụ không nên nhịn đi đại tiện vì sẽ làm phân khô cứng và khi đi qua hậu môn sẽ khiến ống hậu môn bị đau rát, tạo búi trĩ, thậm chí là chảy máu. Đồng thời tránh tạo áp lực khi đi vệ sinh.
  • Bà bầu bị bệnh trĩ không nên ngồi nhiều khi mang thai, cũng không nên đứng nhiều vì điều này có thể gây nhiều áp lực cho vùng hậu môn. Do đó, hãy vận động nhẹ nhàng hàng ngày và thay đổi nhiều tư thế khác nhau.
Tốt nhất khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ, chị em nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
Những chia sẻ trên đây đã giúp các bà bầu không còn băn khoăn về việc bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không cũng như biết cách chữa bệnh trĩ khi mang thai an toàn, hiệu quả.
Nếu còn có bất kì thắc mắc hoặc câu hỏi nào về cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu, có thể nhấp vào ô tư vấn dưới đây, các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ tư vấn một cách tận tình cho bạn.

Không có nhận xét nào: