Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Tìm hiểu bệnh trĩ hỗn hợp: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Đây là một dạng phức tạp nhất của bệnh trĩ. Những dấu hiệu, nguyên nhân và triệu chứng của trĩ hỗn hợp là sự kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại. vậy những dấu hiệu đó như thế nào? Cách điều trị ra sao?
Khi những búi trĩ trong ống hậu môn (trĩ nội) bị sa nặng và liên kết với búi trĩ ngoài rìa hậu môn (trĩ ngoại) tạo thành một khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn. Đám trĩ liên kết đó chính là trĩ hỗn hợp. Vì sự kết hợp của cả 2 loại trĩ nên trĩ hỗn hợp có tính phức tạp cao và độ nguy hiểm lớn.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng trong đó, có một số nguyên nhân chủ yếu thường gặp là:
– Trĩ hỗn hợp hình thành là do áp lực gia tăng về phía hậu môn khiến các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, ngưng tụ tạo nên các búi trĩ.
– Bị táo bón lâu ngày.
– Do viêm sưng vùng da tại nếp gấp quanh hậu môn.
– Do sự chủ quan của bệnh nhân khi bị trĩ nội, trĩ ngoại mà không phát hiện hoặc không đi khám chữa kịp thời để 2 loại trĩ này liên kết với nhau tạo nên trĩ hỗn hợp.

Triệu chứng nhận dạng bệnh trĩ hỗn hợp

Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp thường được thể hiện rõ ràng và người bệnh cũng có thể nhận thấy ngay qua những đặc điểm dưới đây:
Đại tiện ra máu
Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy khi bị bệnh trĩ nội. Người bệnh khi đi đại tiện xong thấy có lẫn vài giọt máu màu hồng tươi, máu dính trên giấy lau, có thể phát sinh trước hoặc sau khi đi đại tiện, hay đơn thuần ra máu hoặc máu lẫn trong phân.
Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn
Đối với những người bị trĩ ngoại do búi trĩ lòi ra ngoài nên thường có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt do dịch nhày thường xuyên tiết ra. Niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều dịch. Cơ vòng hậu môn dịch lỏng có thể dễ dàng tiết ra ngoài bất kỳ khi nào, làm cho phần da hậu môn thường xuyên bị kích thích và gây ngứa.
Dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài
Đây là triệu chứng chủ yếu của trĩ nội ở giai đoạn giữa và cuối, nguyên nhân là do khối trĩ nội càng ngày càng to, làm niêm mạc, các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách, khi người bệnh đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn khiến các búi trĩ lòi ra ngoài, khi ho hoặc khi dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài.
Đau nhức hậu môn
Đây là dấu hiệu chung gặp phải ở bệnh nhân bị bệnh trĩ do hậu môn có rất nhiều dây thần kinh và rất nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ hoặc đau nặng khi phải chịu các kích thích, biểu hiện như: đau mạnh, đau nhiều và đau rát…phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.
Sa búi trĩ
Dấu hiệu này thường gặp ở bệnh trĩ ngoại, trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể gây nên sa búi trĩ. Các búi trĩ sa xuống gây đau đớn vô cùng.
 >>>>Xem thêm:

Chữa trị bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào?

Khi phát hiện ra mình bị mắc bệnh trĩ, việc đầu tiên là người bệnh cần phải xem xét, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt:
Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lí mỗi ngày, bổ sung thêm chất xơ, ăn nhiều rau quả tươi, uống nước ít nhất 2 lít/ngày.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ, nên vận động để giảm áp lực cho hậu môn.
Nên tiến hành điều trị ngay khi có những triệu chứng trĩ hỗn hợp ban đầu, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.
Sau đó, người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường. Thông thường, sẽ có 2 phương pháp điều trị chính:
– Uống thuốc tiêu trĩ và tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định uống những loại thuốc tây hoặc nam dược nhằm co búi trĩ, kháng viêm, tiêu sưng.
– Khi bệnh ở mức độ nặng hơn cần sử dụng những phương pháp ngoại khoa: phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su, phương pháp kẹp trĩ…về việc sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào bác sĩ chỉ định và địa chỉ điều trị.

Không có nhận xét nào: