Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Nhận biết bệnh trĩ ngoại và chữa bệnh trĩ ngay tại nhà?

Bệnh trĩ ngoại là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Bệnh nếu được điều trị càng sớm thì càng dễ. Nhận biết bệnh trĩ và điều trị càng sớm càng tốt, lại tốn kém ít chi phí. Vậy nhận biết bệnh trĩ như thế nào cho sớm và điều trị ra sao?



Bệnh trĩ ngoại có những dấu hiệu nào?

Trĩ ngoại là do tĩnh mạch vùng hậu môn bị căng giãn quá mức hình thành. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại bắt đầu xuất hiện nhỏ và mềm, ấn vào như cục thịt và phân bố ở xung quanh hậu môn hay phía dưới đường lược ở giai đoạn cuối trực tràng. Khi đó, kích cỡ sẽ tăng lên khi bị trĩ năng hơn. Do bệnh ở vị trí nhạy cảm nên hầu hết người bệnh không chữa hoặc tự tìm cách chữa bệnh mà không đi đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Cho đến khi bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì mới tá hỏa đi chữa. Lúc này việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Ban đầu, bạn sẽ có cảm giác ngứa, đau đớn lúc đi đại tiện, không đại tiện được mặc dù bạn cảm nhận được sự căng đầy ở bụng dưới, có thể chảy máu mà không thấy quá đau… Tuy nhiên, vì có nhiều loại bệnh trĩ nên bạn cần biết cách phân biệt triệu chứng bệnh trĩ của từng loại, từ đó có kế hoạch điều trị hiệu quả, phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ  ngoại


Bệnh trĩ ngoại nằm bên dưới bao da quanh hậu môn, dễ nhận thấy hơn trĩ nội khi chúng bị sưng.
– Đau rát hậu môn, chảy máu, ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác đại tiện không hết và sưng viền hậu môn.
– Xuất hiện búi trĩ: sở dĩ dấu hiệu trĩ ngoại dễ nhận thấy là do có sự xuất hiện của búi trĩ, tức là đám rối tĩnh mạch nằm phía dưới đường lược bị căng giãn quá mức và sa ra ngoài hậu môn.
– Búi trĩ ngoại có màu đỏ sẫm, bề mặt khô và sờ thấy cứng, đồng thời được phủ 1 lớp da bên ngoài bề mặt. Khi bước sang giai đoạn muộn kích thước búi trĩ sẽ to lên và lồi ra hẳn bên ngoài hậu môn, gây cảm giác cộm, vướng víu cho người bệnh.
– Búi trĩ ngoại có thể nhìn thấy được và sờ thấy được vì nó ở viền hậu môn và phía dưới đường lược.
– Các búi trĩ ngoại khi bị chảy máu nhiều sẽ hình thành những huyết khối màu tím sẫm, sờ vào cứng và rất đau. Sau 10 đến 14 ngày diễn tiến xơ hóa tạo thành những mẩu da thừa.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại được phân biệt rõ rệt. Chính vì vậy, nếu muốn xác định được một trong những dấu hiệu trên cần lập tức đến thăm khám tại các chuyên khoa và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Phòng  ngừa bệnh trĩ phát triển khi đã có dấu hiệu. Bạn cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống cũng như cách sinh hoạt như sau:
Uống đầy đủ nước: Uống đầy đủ nước được khoa học chứng minh rằng mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân mắc bênh trĩ, uống nhiều nước sẽ thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa, làm phân mềm hơn hạn chế tình trạng táo bón.
Có thể bạn quan tâm: cách làm co búi trĩ ngay tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Ăn nhiều rau xanh: Ăn nhiều rau củ quả sẽ bổ sung lượng lớn chất xơ vào cơ thể. Lượng chất xơ này sẽ kích thích nhu động ruột làm khiến người mắc bệnh trĩ nhuận tràng, đi vệ sinh được dễ dàng hơn. Nên chú ý các loại rau củ có tính nhuận tràng cao cũng như giúp ích cho bệnh trĩ như rau diếp cá, đu đủ, chuối, rau lang, khoai lang ….
Bên cạnh bổ sung thực phẩm chất xơ trong chế độ ăn người mắc bệnh trĩ cũng cần kiêng sử dụng các chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, hạn chế những đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê….
chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Bạn cũng cần phải thay đổi lại lịch sinh hoạt của mình. Không nên ngồi quá lâu ở 1 tư thế mà nên đi lại trong vòng 5 tới 10 phút. Ngoài ra, nên rèn luyện thói quen đi vệ sinh mỗi ngày vào 1 thời điểm nhất định. Không những vậy, để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, việc tập luyện thể dục thể thao cũng đóng vai trò quan trọng.
Bệnh trĩ đem lại cảm giác vô cùng khó chịu. Chính vì thế mà khi mới mắc bệnh trĩ ta cần nghiêm túc thực hiện việc chữa trị để tránh cảm giác cực khổ sau này. Bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà nếu phát hiện mình mang những dấu hiệu bệnh trĩ nhưng vẫn nên chủ động đi khám bác sĩ để rõ ràng nhất tình trạng sức khỏe.

Không có nhận xét nào: