Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Liệu bệnh trĩ ngoại có lây, có di truyền không? Cách phòng tránh như thế nào?


Bệnh trĩ ngoại là một trong 3 dạng của bệnh trĩ mà chúng ta thường gặp. Bệnh thường tập trung nhiều vào một số nhóm đối tượng như nhân viên văn phòng, công nhân , bà bầu,…  nên nhiều người thắc mắc, lo lắng bệnh trĩ có thể lây? Vậy điều này có đúng không? Và cách điều trị như thế nào?

Bệnh trĩ ngoại có lây không?


Xin khẳng định: Bệnh trĩ hoàn toàn không lây từ người này sang người khác. Bệnh trĩ ngoại hình thành do chính những thói quen không tốt trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi cá nhân. Những người có tính chất công việc, hoàn cảnh nào đó giống nhau thì thường bi bệnh giống nhau. Một số thói quen, tính chất công việc điển hình gây ra bệnh trĩ là:
  • Có tính chất công việc thường xuyên ngồi nhiều, ít đi lại, vận động
  • Uống ít nước
  • Ít ăn rau xanh và thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
  • Ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ cay nóng như ớt,
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafe, đồ uống có gas ...

Ngoài ra bệnh trĩ ngoại còn do một số nguyên nhân khác gây ra như:
  • Do các bệnh về đường tiêu hóa
  • Phụ nữ mang thai hoặc mắc các khối u vùng tiểu khung
  • Thường xuyên phải khuân vác, làm việc nặng.

Trên đây là một số trường hợp có nguy cơ bị bệnh trĩ. Nếu không thay đổi thói quen trên thì khả năng mắc bệnh trĩ là rất cao.

Có di truyền không?


Người bị bệnh trĩ có thể yên tâm vì bệnh trĩ không có tính lây truyền và không di truyền, không lây lan từ người này sang người khác hoặc do ngồi chung ghế,…
Có thể trong một gia đình có nhiều người bị bệnh trĩ nên khiến nhiều người lầm tưởng bệnh có tính lây truyền hoặc di truyền. Nhưng trên thực tế bệnh trĩ hoàn toàn không có tính di truyền. Vì thế, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm khi không may gia đình có người mắc bệnh trĩ.
⋙⋙ Bài viết nên xem:


Để phòng bệnh trĩ thì chúng ta cần làm gì?

Muốn phòng tránh bệnh trĩ thì chúng ta cần thực hiện những việc sau đây:
  • Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Đặc biệt nên ăn nhiều rau diếp cá chữa bênh trĩ
  • Thường xuyên vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì.
  • Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nếu tính chất công việc phải ngồi lâu thì đứng dậy đi lại từ 2-4 phút sau mỗi giờ làm việc. Có thể là đi vệ sinh, đi uống nước,…

Khi phát hiện bệnh bạn không nên e ngại mà cần đi điều trị kịp thời để tránh chịu đau đớn và kéo dài quá trình chữa bệnh lại rất gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Trên đây là những thông tin mà phòng khám thái hà muốn cung cấp cho bạn đọc về bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không và cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả. 

Không có nhận xét nào: