Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn bạn nên biết

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng sảy ra phổ biến ở tất cả mọi đối tượng. Đây là tình trạng mà mọi người thường không chú ý tới và bỏ qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có phương pháp hỗ trợ điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng không ngờ tới.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Có thể nói, bệnh nứt kẽ hậu môn là hệ quả của quá trình viêm nhiễm dài ngày và tái phát nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên. Nó được biểu hiện bởi một vết loét có chiều dài trong khoảng từ 0,5 – 1cm gây ra những cơn đau đớn cho bệnh nhân. 

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Một số những triệu chứng dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nứt kẽ hậu môn là: 
  • Triệu chứng 1: Hậu môn bị loét, rách. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua việc bị loét do viêm nhiễm và hình thành một vết xước giống như bị dao cứa, gây ra hiện tượng đau, nhất là khi đi đại tiện và có kèm theo máu. Xung quanh kẽ hậu môn sau khi nứt sẽ bị dày, cứng và dân dần thì tình trạng này sẽ chuyển sang giai đoạn bị loét mạn tính.
  • Triệu chứng 2: Phần hậu môn thường bị viêm nhiễm, có cảm giác bị ẩm ướt do bị ứ nước lại.
  • Triệu chứng 3: Một u nhú bị lòi ra khi đi đại tiện ở vùng hậu môn giống như với những bệnh nhân bị trĩ.
  • Triệu chứng 4: Vùng xung quanh hậu môn bị xưng, và vùng da bị viêm nứt kẽ hậu môn sẽ bắt đầu lan rộng dần, dẫn tới hiện tượng bị loét, khiến dịch hậu môn chảy vào vùng da này gây ra vết sưng tấy, loét.
  • Khi đi đại tiện thường kèm theo chút máu tươi.Khó tiểu – khó chịu khi đi tiểu (ít gặp hơn). Một số bệnh nhân có thể đi tiểu thường xuyên hơn.

Nguyên nhân nứt hậu môn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn. Có những nguyên nhân chủ quan, có những nguyên nhân khách quan như:
  • Táo bón – phân lớn, cứng có nhiều khả năng gây tổn thương ở vùng hậu môn trong quá trình chuyển động ruột hơn so với các phân mềm và nhỏ hơn.
  • Tiêu chảy – tiêu chảy lặp đi lặp lại có thể gây ra nứt kẽ hậu môn.
  • Sự co thắt cơ – các chuyên gia tin rằng co thắt cơ hậu môn có thể làm tăng nguy cơ phát triển vết nứt hậu môn. Sự co thắt là sự chuyển động cơ bắp ngắn, tự động, khi cơ bắp đột nhiên thắt chặt. Co thắt cơ cũng có thể làm giảm hiệu quả chữa bệnh.
  • Mang thai và sinh đẻ – phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phát triển bệnh nứt kẽ hậu môn vào cuối kỳ mang thai của họ. Màng hậu môn cũng có thể bị rách trong khi sinh.
  • Mắc bệnh hậu môn trực tràng – một số căn bệnh tiềm ẩn, như viêm loét đại tràng và các bệnh viêm ruột khác có thể gây loét hình thành ở vùng hậu môn.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn – có thể trong những trường hợp hiếm gặp gây ra nứt hậu môn.
  • Hai vòng cơ (cơ vòng) kiểm soát hậu môn – vòng ngoài được kiểm soát có ý thức; Vòng trong không. Cơ vòng bên trong dưới áp suất không đổi. Các chuyên gia tin rằng, nếu áp lực quá nhiều, cơ vòng trong có thể co thắt, làm giảm lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn.

Ai có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn?

Mọi lứa tuổi đều có thể bị nứt kẽ hậu môn. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chảy máu hậu môn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nứt hậu môn được giải quyết mà không cần điều trị hoặc phẫu thuật. 
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng này kéo dài khó lành lại được phải cần tới sự can thiệp của các loại thuốc nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.
Nếu có những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn cần có biện pháp xử lý và điều trị ngay, tránh để tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm.

Không có nhận xét nào: